Chuyện phố đổi sang địa chỉ mới "chuyenpho2.blogspot.com"

20/5/14

Thế giới tuần qua: Tượng đài ra đi, tượng đài sụp đổ


1. Nhà quay phim huyền thoại của thế kỷ 20 - "Ông hoàng bóng đêm" Gordon Willis qua đời ngày 18/5 ở tuổi 82, khi còn 10 ngày nữa là tới sinh nhật lần thứ 83.

Ông là người đã tạo nên những thước phim cổ điển Annie Hall, Manhattan... của đạo diễn Woddy Allen và đặc biệt là bộ ba tác phẩm nổi tiếng The Godfather.

Gordon Willis, nhận Giải thưởng Danh dự từ tay Jeff Bridges,
ngôi sao trong phim 
Bad Company của đạo diễn Robert Benton,
bộ phim cao bồi do chính Willis quay
Ảnh: Sưu tầm từ Alt Film Guide
Sở dĩ Gordon Willis được gọi là "Ông hoàng bóng đêm" vì ông có biệt tài sử dụng ánh sáng cực ít để tạo ra hiệu quả cực cao trong những khuôn hình. Ông cũng là người khám phá ra cách sử dụng bóng tối như một phép ẩn dụ về hình ảnh để diễn tả nội tâm nhân vật. Đặc biệt, tông màu nâu trầm, nhiều bóng đổ mà Gordon sử dụng trong The Godfather phần I đã trở thành mẫu mực của nghệ thuật quay phim những năm 70.

Trong cuộc đời 82 năm và 50 năm hoạt động trong ngành điện ảnh, Gordon Willis đã thực hiện 20 phim truyện. Ông từng 2 lần được đề cử giải Quay phim xuất sắc nhất của Viện Hàn lâm điện ảnh Mỹ trong hai phim Zelig và The Godfather phần 3. Năm 2009, ông được nhận giải Oscar danh dự thành tựu trọn đời.

2. Một tượng đài khác trong lòng người hâm mộ thì vẫn sống ở tuổi cổ lai hy, nhưng sụp đổ hình ảnh sau dư âm của một vụ kiện cáo.

Chuyện là thế này, Misha Defonseca - tác giả cuốn tự truyện “Misha: A Mémoire of the Holocaust Years” (1997) kẻ về một cô bé Do Thái một mình đi bộ xuyên Châu Âu sau khi cha mẹ bị quân Đức Quốc xã bắt, được dịch sang 18 thứ tiếng, chuyển thể thành phim... từng thắng kiện nhà xuất bản cuốn sách số tiền lên tới 22,5 triệu bảng. Thế nhưng, trong quá trình kiện tụng, nhà xuất bản đã lần mò ra một số chi tiết bất hợp lý và cuối cùng phát hiện ra rằng, Misha Defonseca thực ra tên thật là Monica Ernestine Josephine De Wael và chẳng phải người Do Thái gì sất. Còn thời điểm được kể trong tự truyện rằng cô bé phải sống trong rừng cùng bầy sói và chiến đấu với lính Đức Quốc xã thì thực ra tác giả đang theo học tại một ngôi trường ở Brussels (Bỉ).

Misha DefonsecaẢnh: Sưu tầm từ Daily Mail
Người lời nhất ở đây là nhà xuất bản, vì dĩ nhiên khi sự thật phanh phui thì họ được trả lại số tiền thua kiện nêu trên, trong khi lúc húc đầu vào một câu chuyện gây rúng động họ đâu có thiết điều tra sự thật. Còn tác giả Misha Defonseca đã thừa nhận những điều mình bịa đặt trong tự truyện, cầu xin sự tha thứ từ tất cả những ai cảm thấy bị bà lừa dối và mong được cảm thông.

Một phần của câu chuyện bịa: Sống với sói trong những ngày lẩn
trốn Đức quốc xã
Ảnh: Sưu tầm từ Daily Mail
Có lẽ vì bà đã già, 76 tuổi, nên không thể trốn chạy hay chứng tỏ bằng cách đi du học đâu đó, nhưng ít nhất chúng ta cũng nên tôn trọng vì bà đã cầu xin được tha thứ chứ không chối bay chối biến và đổ lỗi cho người đọc. Công chúng rốt cục có lỗi gì đâu, mà sách thì bỏ tiền mua rồi và phim cũng đã xem từ lâu.

Cẩm Giang
Theo Rolling Stone, Hollywood Reporter, Daily Mail, New York Daily News


0 bình luận :